Mồng gà là gì? Một số loại mồng gà phổ biến hiện nay

Mồng là bộ phận toát lên vẻ đẹp của mỗi chiến kê, đây cũng là yếu tố giúp phân biệt gà tốt hay xấu. Cùng tìm hiểu mồng gà là gì và một số loại mồng gà phổ biến qua bài viết dưới đây.

mong ga la gi

Mồng gà là gì?

Mồng là phần thịt trên đỉnh của đầu gà có màu đỏ hoặc tím, gà trống thường sẽ có mồng to hơn gà mái. Hiện tại có rất nhiều kiểu mồng khác nhau, nhờ vào mồng gà mà ta có thể phân biệt các giống gà khác nhau.

Chức năng của mồng gà là:

  • Vào những ngày thời tiết nắng nóng, mồng giúp gà giải nhiệt bằng cách làm mát lượng máu chảy qua mồng và tích. 
  • Mồng lớn để hấp dẫn gà mái vì loài gà có thể nhận biết màu sắc và rất thích màu đỏ.
  • Ngoài ra mồng còn có tác dụng giúp nhận biết sức khỏe của gà. Nếu nó xuất hiện nhạt hay đậm hơn bình thường hoặc nhăn nhúm thì đó thường là dấu hiệu gà bị bệnh. 

Một số loại mồng gà phổ biến

Ở Việt Nam ngoài bốn dạng mồng chính là mồng trích, mồng dâu, mồng lá và mồng trà thì còn có một số loại khác như:

1. Gà mồng lá 

Mồng lá tương đối mỏng, phần thịt nhẵn nhụi và mềm, gốc mồng kéo dài từ mỏ đến đỉnh đầu. Phần trên cùng bao gồm 5 – 6 chóp, chóp chính giữa cao nhất so với các chóp phía trước và sau, tạo thành hình nửa o-van.

Nếu xét về giới tính, mồng gà trống to và dày hơn mồng gà mái. Mồng phải luôn dựng thẳng, tuy nhiên, mồng gà mái có thể thẳng hay siêu vẹo tùy giống gà. Mồng được chia làm ba phần chính sau: trước, giữa và sau hay lưỡi mồng, tức phần kéo dài ở sau đầu.

2. Gà mồng trà

Gà mồng trà khá đặc, rộng, bằng phẳng trên nóc, ít thịt, phần cuối có chỏm kéo dài, gần như nằm ngang, hay cong theo dáng đầu. Mặt trên ở phần chính phải hơi phồng và lởm chởm những gai nhỏ. Tùy theo từng giống gà mà hình dáng cũng có sự khác biệt.

3. Gà mồng dâu

Thấp, độ dài trung bình, đỉnh đầu có 3 khía, khía chính giữa hơi cao hơn 2 bên, đỉnh khía trơn lỳ hoặc có gai nhỏ. 

4. Gà mồng vua

Gà đòn, gà chọi có mồng vua là khi chúng có 1 lưỡi mồng mọc từ giao điểm giữa đầu và mỏ, và hơi ngả về sau thành hình cái vương miện ở chính giữa đỉnh đầu. Vành của mồng được chia đều bởi các chóp và kết thúc ở phía sau. 

5. Gà mồng chạc

Gà mồng chạc có 2 nhánh, giống như sừng nối với nhau ở gốc. Ví dụ như Houdan, Polish, Crevecoeur và Sultan.

6. Gà mồng trích

Mồng trích là kiểu mồng thấp, gọn, nhỏ, nhẵn nhụi và không phát triển quá phần đỉnh đầu. 

Bạn sẽ thấy khung xương của gà mồng trích rất liền lạc, khả năng tải đòn nhạy bén, có sức bền và khả năng chịu đòn cũng vô cùng tốt. Một số nơi cho rằng, muốn chọn gà mồng trích đi đá thì nên chọn những mồng có chóp nhọn hướng lên vì gà có mồng kiểu này vừa đẹp, khỏe lại đá rất hay.

7. Gà mồng đậu

Gà đòn có dạng mồng thấp, gọn và tròn, ngả nhiều về phía trước và phần sau không vượt quá giữa đỉnh đầu.

8. Gà mồng ác 

Mồng khá tròn, đôi lúc phồng, chiều rộng lớn hơn chiều dài, đỉnh gấp nếp xen ngang bởi răng cưa nhỏ, lởm chởm ở phần trước và giữa mồng. Đôi khi có 2 hoặc 3 chóp nhỏ phía sau bị mào che hoặc không có chóp nào. 

9. Gà mồng óc 

Kiểu mồng này khá giống mồng trích nhưng lại có dạng nếp gấp như quả óc chó. Nó khá đặc và rộng. Được hình thành từ sự kết hợp của 2 alen trội gồm alen mồng trà và alen mồng dâu, với bề mặt gấp nếp trông giống như hạt óc chó.

10. Gà mồng lỗ

Mồng gà này khá gọn gàng nhưng ở phía sau có lỗ. Dựa theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực gà chọi, mồng lỗ là không tốt. Vì thế, gà có mồng lỗ không được xếp vào danh sách đá gà.

Cách bảo vệ mồng gà đá

Khi trời lạnh, bạn cần phải giữ ấm cho gà như thoa sáp dưỡng ẩm chứa Petroleum Jelly, để bảo vệ mồng gà chọi khỏi bị khô, cứng và nứt nẻ.

Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện cắt tỉa mồng gà, để giúp cho mồng gà gọn gàng, dễ chăm sóc hơn. Tuy nhiên, cũng cần chú ý các kỹ thuật cắt mồng gà đúng cách để không làm hỏng tướng và ảnh hưởng sức khỏe của chúng.