Hướng dẫn cách chăm sóc gà đá trước khi thi đấu

Để phát huy hết khả năng của chiến kê trong lúc thi đấu thì trước khi tham gia một trận đấu cần phải được chăm sóc đúng kỹ thuật, cùng tìm hiểu những kiến thức về cách chăm sóc gà đá trước khi thi đấu qua bài viết dưới đây.

cach cham soc ga da

Cách chăm sóc gà đá trước 10 ngày ra trận

Trải qua quá trình nuôi từ nhỏ đến lúc trưởng thành, đến độ tuổi tham chiến thì chiến kê cần được nuôi thúc trong vòng 10 ngày. Bởi như vậy thì phong độ của gà mới đảm bảo tốt nhất trước khi ra trận, cách chăm sóc gà đá này được áp dụng cụ thể như sau:

    Không cho gà đạp mái

    Gà đá đạp mái xong thường rơi vào tình trạng yếu sức và lỏng gối, nên trước khi gà thi đấu thì tuyệt đối không được cho đạp mái. Khi sư kê thả gà đi dạo thì phải canh chừng không cho chiến kê lại gần gà mái.

    Uống nước trong khung giờ cố định

    Những sư kê có nhiều kinh nghiệm thì cách chăm sóc gà đá sẽ chọn 1 khung giờ cố định để cho gà uống nước, thường là vào 3 – 4h sáng. Lượng nước cho uống phải điều độ, không để gà uống thoải mái. Điều này giúp tăng sức bền và tránh gặp tình trạng bị hốc nước trong khi đá.

    Tắm sương

    Cho gà tắm sương hàng ngày vào khoảng 5 giờ sáng, sư kê có thể sử dụng một chiếc bông thấm ướt sương trời bằng cách phơi qua đêm. Trước khi tắm thì bạn vắt 1 vài giọt sương cho gà uống, sau đó mới dùng chiếc khăn đó tắm cho gà. Cách chăm sóc gà đá hiệu quả nhất là không để cho gà tự do tắm sương, bởi như vậy sẽ khiến gà bị mất sức.

    Cho gà chạy lồng

    Các sư kê cần cho gà chạy lồng trong khoảng 1 tiếng vào thời điểm 9h sáng, sau đó mới cho gà nghỉ ngơi.

    Cho gà xổ sơ

    Giữa buổi chiều thì sư kê cần cho chiến kê tập luyện như xổ sơ để tăng sức bền bỉ cho gà. Còn xổ sơ gà trong khoảng 15 phút để gân cốt gà dẻo dai. Khi xổ phải bịt cựa, bịt mỏ để tránh gây ra thương tích cho chiến kê trong quá trình thực hiện.

    Ngoài ra cách chăm sóc gà đá có thể áp dụng là nhồi gà, đây là phương áp dùng tay luồn qua lườn gà, sau đó nâng lên cao trong khoảng vài ba tấc. Cứ liên tiếp nhồi gà như vậy 5 – 7 lần sau đó bất thình lình thả gà tự do rơi xuống. Cứ liên tục làm như vậy cho gà khoảng nửa giờ thì cho nghỉ. Cách luyện tập này giúp gà phản ứng nhanh nhạy, đồng thời còn giúp tiêu mỡ.

    Tắm nắng

    Đến khoảng 5 giờ chiều lúc mặt trời chuẩn bị lặn thì bạn thả gà ra để tắm nắng và vẩy thêm 1 ít rượu trắng để gà có thể lưu thông máu huyết.

    Cho ăn trong khung giờ hợp lý

    Riêng đối với chế độ ăn cho gà trước khi đá thì bạn cần cho đúng bữa vào 1 khung giờ nhất định, cho gà ăn 2 bữa trong ngày vào khung giờ nhất định. Buổi sáng từ 8 – 9 giờ, còn buổi chiều từ 6 – 7 giờ.

    Chế độ dinh dưỡng cho gà đá trước khi thi đấu

    Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để chăm sóc gà trước khi đá, cách chăm sóc gà đá thời điểm này có hai loại thức ăn chính là:

    Thức ăn thường

    Thức ăn thường được sử dụng cho gà đá chính là lúa, đối với chiến kê thì không thể cho ăn lúa trực tiếp như gà nuôi lấy thịt mà phải cần được đãi sạch, sau đó ngâm nước đến khi mọc mầm.

    Khi cho ăn phải để cho gà ăn chậm rãi, đồng thời kết hợp với uống nước và nước là nước mưa hay nước sạch không lẫn tạp chất.

    Thức ăn bổ dưỡng

    Bên cạnh cho ăn lúa thì bạn cần bổ sung dưỡng chất cho gà bằng những thức ăn nhiều dinh dưỡng hơn, cách 2 – 3 ngày bạn nên cho gà đá ăn lòng đỏ trứng gà, cá sống không dính máu hoặc thịt bò.

    Ngoài ra bổ sung thêm rau xanh như: cà chua, đậu xanh, đậu nành,… Sư kê có thể cho gà ăn vào bất cứ thời điểm nào nhưng tránh cho ăn gần bữa chính, bởi như vậy sẽ khiến gà no và không ăn lúa nữa.

    Theo dõi liên tục sức khỏe của gà

    Theo dõi phân gà

    Nếu phân gà vẫn khô và tròn cục thì thì có nghĩa là gà đang trong tình trạng tốt, sung sức. Nếu phân gà lỏng thì nghĩa là hệ tiêu hóa đang trong tình trạng không tốt và bạn cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng.

    Theo dõi giấc ngủ

    Mỗi buổi tối sư kê hãy vào chuồng gà để xem gà có ngủ yên giấc không, nếu chiến kê ngủ mê mệt thì cần bớt tập luyện lại. Nếu chiến kê ngáy khò khè thì cho gà uống cam thảo để thông cổ hạ đờm.

    Cách chăm sóc gà đá cần lưu ý là chỉ cho gà thi đấu nếu phân trong tình trạng tốt, nếu phân lỏng hoặc lẫn máu thì tuyệt đối không cho gà ra trường đấu vì gà sẽ không đạt trạng thái tốt nhất.

    Theo dõi tiếng gáy

    Mỗi buổi sáng thức dậy thì sư kê cần lắng nghe tiếng gà gáy, nếu gà hay gáy, cổ rướn, giọng âm vang thì gà đang khỏe. Gà lười gáy, giọng khàn và âm nhỏ thì là đang bị bệnh. Nếu gà không gáy thì là đang trong tình trạng báo động.

    Kết luận

    Bài viết trên là những thông tin chia sẻ cách chăm sóc gà đá trước khi thi đấu, các sư kê hãy thực hiện đúng các bước trên để gà đạt trạng thái tốt nhất. Ngoài ra bạn có thể tham khảo những kiến thức bổ ích về gà đá tại website dagathomo.