Hiện nay đa phần các hộ chăn nuôi gia cầm sẽ dùng các đồ công nghệ, máy móc,…nhưng một số người vẫn muốn úm gà con theo phương pháp truyền thống để đạt năng suất tốt hơn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về phương pháp này.
Table of Contents
Tìm hiểu chung về kỹ thuật úm gà con
Thông thường người ta sẽ úm gà con khi chúng bắt đầu bước vào giai đoạn từ 1 cho đến 28 ngày tuổi, đây là một khâu vô cùng quan trọng trong việc chăn nuôi gà, bởi nó có thể làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng của đàn gà sau này.
Trong giai đoạn này gà rất nhạy cảm và sẽ có nhiều sự thay đổi trong môi trường sống do thân nhiệt của chúng chưa mấy ổn định, nhiều cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn khá yếu, trong khi đó tốc độ sinh trưởng lại quá nhanh. Vậy nên, để có thể đạt hiệu quả cao, các bạn cần thực hiện tốt quy trình úm gà như sau:
Chọn giống
Để có thể đạt hiệu quả cao, thì khâu đầu tiên cần chú ý đến khâu chọn giống. Bạn nên chọn lọc những con gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng,… đàn gà có độ đồng đều cao về trọng lượng và màu lông, không nên chọn những con gà vẹo mỏ, hở rốn, bại chân, ướt lông,…
Chuẩn bị chuồng trại và các dụng cụ để úm gà con.
- Có thể dùng chuồng úm chuyên dụng hoặc là quây một góc nhỏ để làm nơi để úm gà.
- Vệ sinh chuồng, sát khuẩn chuồng và các dụng cụ liên quan cần dùng đến như: đèn sưởi, máng ăn, máng uống,…cách này là cần thiết nhất vì để loại bỏ tiêu diệt các mầm bệnh có từ lứa trước, tránh lây nhiễm sang lứa mới.
- Dùng cót cao khoảng 45-60cm làm tấm quây với đường kính vòng quây khoảng 2-4m tùy thuộc vào số lượng gà định úm. Nền quây úm phải có lớp độn bằng mùn cưa, rơm hoặc trấu,… dày từ 10-15cm. Máng ăn và máng uống phải xếp theo hàng và chuẩn bị sẵn nước trong máng trước khi cho gà vào quây úm.
- Đèn sưởi: Đây chính là phần quan trọng nhất nó quyết định rất lớn tới việc thành công của giai đoạn này, thông thường sẽ sử dụng bóng đèn hồng ngoại, sợi đốt có công suất phù hợp để sưởi ấm gà.
Một số kỹ thuật úm gà cho người mới
Khi gà mới nhập về từ 1 ngày tuổi thì ngay sau khi thả vào quây các bạn cần phải cho chúng uống nước ngay, tốt hơn là nên pha thêm một ít đường Glucose + vitamin C và điện giải trộn lẫn vào nước cho gà uống trong 2 đến 3 giờ đầu tiên để chống stress và nhằm tăng thêm sức đề kháng cho đàn gà. Sau đó thì có thể cho chúng ăn tự do.
Đối với thức ăn cho gà con, các bạn cần phải cho ăn các sản phẩm chất lượng cao, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Có nhu cầu thì các bạn nên cho gà con ăn các loại thực phẩm công nghiệp hoặc các loại cám hỗn hợp như cám viên dành cho gà con, vì tỷ lệ protein thô trong đó có từ 19 đến 21%.
Cho gà ăn nhiều lần trong ngày và mỗi lần một ít để thức ăn luôn mới và thơm ngon, nhằm kích thích tính thèm ăn của gà. Mỗi lần cho ăn các bạn cần lưu ý phải loại bỏ chất độn chuồng và phân gà có lẫn trong cám cũ để đảm bảo vệ sinh nhé.
Vệ sinh cho gà là phòng bệnh cho chính bản thân. Các bạn cần phải giữ cho chuồng trại sạch sẽ và khô ráo thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông, phun sát trùng định kỳ cho chuồng trại và các dụng cụ liên quan đến chăn nuôi, ví dụ như: Thay chất độn trong chuồng, cọ rửa máng ăn và máng uống cho sạch sẽ.
Thường sử dụng vacxin phòng bệnh cho gà trong giai đoạn úm:
- Khi gà 1 ngày tuổi: Sử dụng vacxin phòng bệnh Marek.
- Khi chúng vào khoảng 3 đến 5 ngày tuổi: Sử dụng vacxin Lasota lần 1.
- Bước vào giai đoạn 7 ngày tuổi: Sử dụng vacxin đậu gà.
- Khi được 10 ngày tuổi: Sử dụng vacxin Gumboro lần 1
Và cuối cùng khi chúng bước vào khoảng từ 21 đến 24 ngày tuổi: Thì sử dụng tiếp vacxin Lasota lần 2 và vacxin Gumboro lần 2.
Đảm bảo tốt nhiệt độ, ánh sáng và mật độ nuôi:
- Nhiệt độ: Dựa vào mùa vụ mà các bạn điều chỉnh nhiệt độ úm làm sao cho phù hợp, quan sát kỹ nếu như thấy gà tập trung gần sát bóng đèn là gà đang bị lạnh cần phải tăng nhiệt độ. Còn nếu như thấy gà tản ra xung quanh, há mỏ và uống nước nhiều là gà đang quá nóng, còn nếu chúng tập trung về một phía chuồng úm thì chúng đang bị gió lùa. Còn bình thường thì chúng sẽ đi đi lại lại ở tất cả khu vực thì đây là nhiệt độ phù hợp. Và để theo dõi nhiệt độ trong quây úm một cách chính xác thì các bạn có thể lắp đặt nhiệt kế và căn cứ vào đó để điều chỉnh nhiệt độ quây úm cho phù hợp với từng độ tuổi của gà, thí dụ như:
- 0 đến 7 ngày tuổi nhiệt độ sẽ là 31 đến 32 độ.
- 8 đến 21 ngày tuổi nhiệt độ sẽ là 28 đến 30 độ.
- 22 đến 28 ngày tuổi nhiệt độ sẽ là 22 đến 28 độ.
- Ánh sáng: Thời gian chiếu sáng sẽ là điều rất quan trọng đối với gà con trong giai đoạn này, thời gian chiếu sáng phụ thuộc vào loại chuồng kín hay hở và mùa hè hay mùa đông, nên tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho gà. Nhu cầu chiếu sáng như sau:
- 1 đến 3 ngày tuổi ánh sáng cần thiết: 24h/ngày.
- 4 đến 7 ngày tuổi ánh sáng cần: 16h/ngày.
- 8 đến 14 ngày tuổi ánh cần từ: 12h/ngày.
- 15 đến 28 ngày tuổi ánh sáng cần: 8h/ngày.
- Mật độ nuôi: Phần này sẽ được giảm dần theo số tuần tuổi của gà. Để tránh tình trạng chuồng úm quá chật sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gà con:
- Tuần 1: 30 đến 40 con/m2
- Tuần 2: 20 đến 30 con/m2
- Tuần 3: 15 đến 25 con/m2
- Tuần 4: 12 đến 20 con/m2
Kết luận
Bên trên là toàn bộ kỹ thuật dành cho người mới bắt đầu úm gà con, hy vọng các bạn sẽ hài lòng về bài viết này. Chúc các bạn sẽ thành công hơn trong việc nuôi và chăm sóc gà đá.