Tỉa lông gà đá đúng cách sẽ giúp chiến kê có ngoại hình đẹp, có nhiều lợi thế khi chiến đấu. Cùng tìm hiểu về cách tỉa lông gà đá đơn giản qua bài viết dưới đây.
Table of Contents
Tại sao phải tỉa lông cho gà đá?
Việc tỉa lông cho gà đá không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn giúp rất nhiều cho gà khi chiến đấu, dưới đây là một số lợi ích khiến bạn nên tỉa lông cho gà đá.
Tăng tính thẩm mỹ cho gà
Gà đá có bộ lông được cắt tỉa gọn gàng, đẹp mắt sẽ thu hút mọi người. Ngoài ra gà đá đẹp mã sẽ dễ dàng tán tỉnh được gà mái hơn. Việc cắt tỉa bớt những lớp lông xấu xí bên ngoài sẽ làm phần da được om bóp đẹp mắt.
Thuận lợi trong lúc chiến đấu
Lông gà quá dài sẽ gây vướng víu khi chiến đấu, mặc dù lớp lông dày cũng giúp ích trong việc ngăn đòn tấn công từ đối thủ. Tuy nhiên mặt trái của lớp lông là khiến gà nhanh bỏ chạy vì bị đau khi bị bứt lông, việc bị bứt lông sẽ khiến cho gà khó chịu hơn so với một cú mổ hoặc một cú đá.
Lớp lông khi được cắt tỉa gọn gàng sẽ để lộ phần da, qua thời gian phần da này sẽ được làm dày lên. Giúp gà tăng sức chiến đấu bền bỉ và có ngoại hình đẹp có thể khiến đối thủ chùn bước.
Giúp giải phóng nhiệt cho gà
Gà là loài động vật không có tuyến mồ hôi, nếu chiến đấu nhiều mà không kịp thoát nhiệt rất dễ bị kiệt sức, thở dốc. Do đó việc cắt tỉa lông gà thường xuyên là cần thiết để chúng mát mẻ hơn trong trận chiến.
Phòng tránh một số bệnh ngoài da
Lông gà mọc dày sẽ dễ bám bụi và dơ bẩn, tạo môi trường phát triển cho chấy, rận… Đây cũng là điều kiện để vi khuẩn gây bệnh về da và một số bệnh khác sinh sôi. Việc cắt hớt lông thường xuyên giúp chiến kê cảm thấy thoải mái.
Hướng dẫn cách tỉa lông gà đúng cách
Tỉa lông gà đá ở mỗi nơi sẽ có những cách thức khác nhau nhưng kỹ thuật cắt tỉa về cơ bản là như nhau.
Cách tỉa lông phần đầu
Ở phần lông đầu và cổ, bạn cắt tỉa từ đốt xương cổ đầu tiên xuống lông cườm cuối cùng. Không nên hớt những chiếc lông nhỏ mọc trên đỉnh sọ và nơi giáp với xương cổ gà. Nên cầm từng cọng lông kéo thật căng và cắt sát chân lông.
Cách hớt lông phần đùi
Cắt hớt tỉa phần lông đùi có thể giữ lại lông mao quanh đùi từ gối lên khoảng 5cm. Với lông mao đùi trong, bạn có thể tỉa luôn lông quanh gối để dễ vuốt khăn và phun hậu.
Cách tỉa lông gà đá phần nách non và hông
Nách và hông là vùng tích tụ nhiệt nhiều nhất, tỉa lông ở phần này giúp gà giảm nhiệt cơ thể nhanh chóng. Bạn nên cắt tỉa vùng lông từ nách non chạy xuống vùng phao câu. Tương tự đối với phần hông có xương nhô ra làm chuẩn. Bạn tỉa theo đường chạy từ trong dài đến phao câu.
Cách tỉa lông gà đá phần lườn
Cuối cùng cách tỉa lông gà đá cho vùng lông bụng ở dưới lườn. Đây cũng là vùng có vai trò quan trọng trong giảm nhiệt độ cơ thể. Việc cắt tỉa lông từ đùi sau tới hậu môn giúp tăng cường hiệu quả giải nhiệt cơ thể gà.
Theo kinh nghiệm sư kê lành nghề, nên để lại một chùm lông khoảng 5-6 cọng ở gần hậu môn. Đây giống như lá chắn gió độc vào trong cơ thể qua lỗ hậu. Phần lông ngực tuyệt đối không cắt nhằm hạn chế vết cào, cắn từ đối phương.
Một số lưu ý quan trọng khi tiến hành hớt lông gà đá
Việc hớt tỉa lông gà đá đúng cách không chỉ khiến cho gà có ngoại hình đẹp mà còn mang lại nhiều lợi ích về chiến đấu. Tuy nhiên các sư kê cần chú ý một số điều sau khi tiến hành cắt tỉa lông gà:
- Hạn chế việc cắt tỉa lông vào mùa đông để tránh ảnh hưởng khả năng giữ ấm của gà.
- Lạm dụng cắt tỉa quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng tới vẻ đẹp ngoại hình của gà.
- Không nên cắt phần lông cánh và lông đuôi gà.
- Trong quá trình cắt lông cần đảm bảo chuồng trại được che chắn nhiệt độ ổn định.
- Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển.
- Nên kết hợp với vần đòn, vần hơi và vào nghệ để da gà được đỏ hơn, dày hơn.
- Khi gà chọi được 12 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để cắt tỉa lông. Do lúc này gà đã hoàn tất việc thay lông hoàn thiện, ra dáng. Nên khi cắt tỉa lông sẽ giúp cho chiến kê thêm oai vệ và hiếu chiến.
- Phần lông cườm của gà là nơi mọc lông cuối cùng. Nên khi vạch lông cườm thấy phần chân lông khô nhỏ lại, bạn có thể tiến hành cắt tỉa. Lưu ý tuyệt đối không nhổ lông vì sẽ gây đau cho gà và làm mất chân lông.