Đối với những anh em mới gia nhập bộ môn đá gà thì câu hỏi “gà thay lông chuyền đá được không” được đặt ra rất nhiều. Cùng đá gà Thomo trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Table of Contents
Gà thay lông chuyền là gì?
Gà thay lông chuyền là quá trình thay lông mới của gà, đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên không thể thiếu với bất kỳ con gà nào. Theo quy luật phát triển, gà sẽ trải qua 3 giai đoạn thay lông chính:
- Gà con => Gà tơ.
- Gà tơ => Gà trưởng thành.
- Gà trưởng thành => Thay lông định kỳ.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào giai đoạn 2 và 3 – thời kỳ mà sư kê thường gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc gà thay lông chuyền.
Nguyên nhân và thời gian gà thay lông chuyền
Gà thay lông chuyền là quy luật tự nhiên, giúp chiến kê thay đổi ngoại hình một cách đáng kể. Tuy nhiên, quá trình này cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại cảnh như:
- Điều kiện chăm sóc.
- Nhiệt độ chuồng nuôi.
- Tình trạng sức khỏe của gà.
Thời gian gà thay lông chuyền không cố định, thường rơi vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Một chu kỳ thay lông kéo dài trung bình 3-5 tháng.
Gà thay lông chuyền có nên đá không?
Câu trả lời là KHÔNG, bởi khi đang thay lông thì gà sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe khiến khả năng thi đấu bị ảnh hưởng nghiêm trọng:
- Cơ thể suy nhược: Mọi dưỡng chất gà nạp vào chỉ để nuôi lông mới mọc, khiến thể trạng gà trở nên rất yếu.
- Khả năng phòng thủ kém: Lông cũ đang rụng dần, lông mới chưa mọc đủ không thể bảo vệ gà trước thời tiết bên ngoài và trong lúc thi đấu.
- Nguy cơ nhiễm bệnh cao: Không chỉ mệt mỏi, gà thay lông chuyền còn dễ bị các loại vi khuẩn, nấm mốc tấn công do cơ thể suy nhược.
Cính vì thế mà không nên mang gà thay lông chuyền đi đá hoặc cho tập luyện gì quá sức. Thay vào đó, cần dành thời gian để gà dưỡng sức, phục hồi.
Chế độ dinh dưỡng cho gà thay lông chuyền
Chăm chút chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy quá trình gà thay lông chuyền. Trong thời gian này, hãy chuẩn bị cho gà các nhóm thức ăn sau:
Thức ăn chính
- Thóc/lúa ngâm nước (chiếm 6 phần khẩu phần): Giàu vitamin A, B, E, B1… giúp tiêu hóa tốt hơn. Chia làm 2 bữa sáng/tối.
Thức ăn phụ
- Rau xanh: Giá đỗ, cà chua, đậu phộng,… bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời kích thích mọc lông mượt.
- Mồi tanh: Thịt bò, lươn, cá chép,… nguồn đạm protein tăng sức đề kháng cho gà. Chỉ cho ăn lượng nhỏ để tránh gà tăng cân.
Với việc không cần tập luyện, gà không bị tiêu hao nhiều năng lượng. Do đó, cho chúng ăn nhiều rau sẽ giúp no lâu mà không lo tăng cân quá mức.
Hướng dẫn chăm sóc gà thay lông chuyền
Ngoài chế độ ăn thì chú ý những vấn đề khác khi chăm sóc gà thay lông chuyền:
Tắm rửa thường xuyên
- Lúc gà mới bắt đầu rụng lông cũ: Tắm thường xuyên để làm sạch cơ thể, kích thích mọc lông mới nhanh.
- Lúc gà đã bắt đầu mọc lông non: Hạn chế tắm rửa vì sẽ dễ làm lông mới bị gãy rụng.
Cho gà phơi nắng
Giúp gà hấp thu vitamin D tốt hơn, tăng sức đề kháng. Cần phơi ở buổi sáng từ 6-9h vào mùa hè hoặc sớm hơn vào mùa đông.
Đảm bảo chuồng rộng rãi
Tránh gà va đập vào tường làm lông bị gãy, xoăn. Đồng thời không nên cho gà giao phối trong lúc thay lông vì sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, ảnh hưởng tới quá trình mọc lông.
Mẹo kích thích gà thay lông nhanh
Nếu thời gian thay lông của gà không đúng lịch thi đấu dự kiến thì nhiều sư kê thường nghĩ đến việc bứt nhổ lông cũ để kích thích mọc lông mới. Tuy nhiên, cách này tiềm ẩn nhiều rủi ro như nấm mốc, nhiễm trùng,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe gà.
Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein, chất đạm như lạc, vừng, đỗ, thịt bò, cà chua sẽ đẩy nhanh quá trình mọc lông của gà.
Điều chỉnh nhiệt độ chuồng
- Tăng nhiệt độ: Giúp gà chậm rụng lông hơn nếu thấy có dấu hiệu thay lông sớm.
- Hạ nhiệt độ: Đẩy nhanh quá trình rụng lông để gà mau chóng bước vào giai đoạn mọc lông mới.
Sử dụng thuốc thay lông (Nếu cần thiết)
Chỉ nên sử dụng thuốc kích thích mọc lông khi thực sự bắt buộc, hãy ưu tiên giải pháp chăm sóc dinh dưỡng trước.
Dấu hiệu nhận biết gà đã thay lông xong
Để biết được thời điểm gà thay lông chuyền xong, sư kê cần chú ý quan sát những dấu hiệu:
- Bộ lông mới hoàn toàn mượt mà, không còn lẫn lông cũ rời rạc.
- Hành vi của gà trở nên nhẹ nhàng, tỉnh táo hơn.
- Thân hình đầy đặn, tròn trịa, da căng mịn, không còn teo tóp.
- Mắt gà long lanh, sáng khỏe.
Khi đã sẵn sàng, các sư kê có thể bắt đầu tập luyện dần dần cho gà làm quen lại với việc đá gà bằng các bài tập nhẹ nhàng trước.
Kết luận
Vậy là chúng ta đã có câu trả lời “gà thay lông chuyền đá được không?” – Gà đang trong quá trình thay lông sẽ không thể thi đấu. Thay vào đó, sư kê cần chăm chút kỹ lưỡng chế độ ăn uống, môi trường sống để hỗ trợ quá trình gà thay lông chuyền nhanh chóng, khỏe mạnh.