Gà chân cua là cái tên còn khá xa lạ với người mới nuôi gà, bởi rất ít tài liệu tham khảo về giống gà này. Cùng tìm hiểu thông tin về gà chân cua qua bài viết dưới đây.
Table of Contents
Gà chân cua là gì?
Gà chân cua không được xem là một giống gà như gà nòi hay gà Mỹ, tên gọi này được dựa vào đặc điểm hình thể khác biệt của chúng. Cách phân biệt gà chân cua cũng rất dễ dàng, những ngón chân của chúng mà bị khoèo sang 2 bên, cong cong trông giống như chân cua.
Cấu trúc ngón chân khá độc lạ này khiến khả năng giữ thăng bằng của chúng cũng kém hơn những con gà thông thường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc di chuyển cũng như chiến đấu của chúng.
Cách phân biệt giữa gà chân cua với gà vảy dép
Gà chân cua và gà vảy dép có nhiều điểm tương đồng với nhau nên những người mới chơi gà rất khó để có thể nhận biết được hai loại gà này.
Bạn có thể nhận biết bằng cách quan sát hệ thống chân gà, nếu ngón chân của gà không khoằm ra đằng trước mà lại khoằm ra hai bên thì đó chính là gà chân cua. Chính vì các ngón chân cong như vậy nên chúng rất khó giữ thăng bằng, khi giao chiến rất hay bị ngã.
Nếu bạn thấy gà hay bị ngã thì hãy nhanh chóng kiểm tra bên dưới chân gà xem có vảy nào không. Nếu có thì đó chính là gà vảy dép, là loại gà được đánh giá cao về khả năng chiến đấu. Những con gà này được những lão làng trong lĩnh vực chọi gà xếp vào dạng các loại gà linh kê thần kê.
Một số kinh nghiệm nuôi gà chân cua
Gà chân cua sẽ gặp một chút vấn đề trong việc giữ thăng bằng, các sư kê cần chú ý dần dần khắc phục điểm yếu này qua một số bài tập như: tập chuồng nhảy, chuồng bay, đeo tạ vào chân gà,… Quá trình luyện tập này ban đầu sẽ hơi khó nên sư kê cần phải kiên nhẫn trong quá trình huấn luyện mới có thể thành công.
Ngoài ra, khi nuôi gà đá cũng cần có chế độ dinh dưỡng đủ chất là một yếu tố quan trọng không kém. Tùy theo thời điểm sinh trưởng khác nhau mà người nuôi cần áp dụng khẩu phần cho phù hợp.
Cụ thể như, giai đoạn gà còn dưới 3 tháng tuổi thì cho ăn no, để chúng có thể lớn khỏe nhanh. Gà con lúc này cần có sức đề kháng chống được bệnh tật. Cho đến khi chúng đến giai đoạn có thể bắt đầu huấn luyện thì nên lên một chế độ ăn uống thích hợp. Không nên cho chúng ăn quá nhiều dẫn đến việc béo phì.
Ngoài việc cho gà ăn thóc, lúa, rau xanh thì sư kê phải cho gà ăn thêm mồi tươi để tăng bo, tăng sức cũng như tính hung hãn của gà. Kết hợp song song đó là một quá trình tập luyện để chiến kê thêm phần thành thạo trong các ngón nghề ra đòn của mình.