Gà bị sổ mũi là tình trạng hay gặp ở các chiến kê khi thời tiết thay đổi đột ngột. Nguyên nhân và phương án điều trị cụ thể ra sao thì cùng dagathomo tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Table of Contents
Gà bị sổ mũi là gì?
Tình trạng sổ mũi ở gà thường xảy ra trong thời gian giao mùa, triệu chứng báo hiệu gà bị sổ mũi là nước mũi chảy liên tục. Tuy nhiên tùy vào từng nguyên nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau đi kèm để mọi người dễ nhận biết. Trên thực tế gà bị sổ mũi do 2 nguyên nhân chính đó là do bệnh sổ mũi thông thường hoặc do bệnh truyền nhiễm Coryza.
Biểu hiện của bệnh gà bị sổ mũi
Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của gà bị tình trạng sổ mũi có thể nhận biết rõ ràng:
Bệnh sổ mũi thông thường
Trường hợp gà bị sổ mũi thông thường mỗi lần thay đổi thời tiết sẽ có những biểu hiện như chảy nước mũi, ủ rũ, mệt mỏi chán ăn. Thông thường nó xảy ra khi thời tiết thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm nên cũng không đáng lo ngại. Tuy nhiên khi mọi người biết cách điều trị sẽ giúp gà mau chóng khỏe hơn và đảm bảo cho sự phát triển, đẻ trứng đều,…
Triệu chứng gà bị sổ mũi do Coryza
Với bệnh sổ mũi truyền nhiễm coryza ngoài việc gà có những dấu hiệu đặc trưng chảy nước mũi còn đi kèm với những biểu hiện khác như:
- Thở khò khè có đờm do nghẹt mũi.
- Sưng phù bất thường ở vị trí đầu và mặt.
- Hai mí mắt xuất hiện dính vào nhau viêm không thể mở được.
- Gà ủ rũ mệt mỏi kém ăn và cơ thể mệt mỏi, ốm yếu,…
- Nếu tình trạng bệnh để lâu này dịch mũi bắt đầu đặc lại và đóng bánh khiến thấy bất thường phồng to ở mũi và làm gà khó thở.
- Gà khó thở và ho cũng như lượng trứng giảm đi ở những con đang sinh sản.
Nguyên nhân lây nhiễm khiến gà bị sổ mũi
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì con đường lây nhiễm chính của gà bị sổ mũi là lây truyền từ cá thể nhiễm bệnh sang cá thể con khỏe mạnh. Do virus gây ra nên lây lan một cách nhanh chóng sang cả đàn gà. Dưới đây là tổng hợp một số con đường lây nhiễm cho mọi người hiểu rõ:
- Do những con chim hoang dã có chứa mầm bệnh Coryza khi chúng di chuyển sẽ đến khu vực chăn nuôi và ăn thức ăn trong chuồng nhả hạt, quả thừa lại khiến những chú gà ăn phải dính virus mang mầm bệnh.
- Khi gà bị bệnh hắt xì hoặc hoạt động sẽ lây qua giọt bắn ra ngoài khiến cá thể khỏe mạnh nhiễm bệnh.
- Các cá thể nhiễm bệnh và khỏe mạnh nhốt chung với nhau và trong quá trình hít thở sẽ khiến vi khuẩn ra không khí làm nhiễm bệnh.
- Do việc thay đổi khu vực chăn nuôi từ đàn gà đang khỏe mạnh sang chuồng có mầm bệnh. Hoặc những cá thể mới đã chứa sẵn mầm bệnh khiến gà bị sỗ mũi.
Cách điều trị gà bị sổ mũi đạt hiệu quả
Gà sổ mũi muốn dứt điểm nhanh chóng cần chú ý chữa trị ngay lập tức. Dưới đây là cụ thể về cách điều trị đối với từng tình trạng:
Do sổ mũi thông thường
Mọi người trong quá trình chăn nuôi cần chú ý khi phát hiện gà bị sỗ mũi thông thường cần có các cách điều trị sau đây:
- Vệ sinh khu vực chuồng trại, máng ăn uống sạch sẽ.
- Với những con gà mới nhiễm bệnh bạn hãy cho sử dụng nước gừng tươi pha cùng nước và uống trong 2 lần/ngày trong 2 ngày sẽ khỏi.
- Khi tình trạng nặng hơn cần thiết phải sử dụng tới loại kháng sinh đặc trị với chỉ định liều dùng theo như bác sĩ đã chỉ dẫn. Cụ thể là thuốc TILMI ORAL hoặc MEBI-TICOSIN.
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng và vitamin khoáng chất để gà có thể khỏe mạnh.
Hướng dẫn điều trị gà bị sổ mũi truyền nhiễm Coryza
Nếu như gà bị bệnh truyền nhiễm Coryza mọi người cần chú ý làm theo hướng dẫn sau đây để điều trị hiệu quả.
- Nên cách ly riêng những con bị bệnh để thuận tiện trong việc chăm sóc.
- Vệ sinh chuồng trại và những dụng cụ chăn nuôi ăn uống đảm bảo không có nguồn lây nhiễm.
- Phun độc khử trùng khu vực chăn nuôi định kỳ.
- Dùng kháng sinh đặc trị bệnh AMOX AC 50% hoặc MEBI-ENROFLOX ORAL hoặc TILMI ORAL được bán ở các cửa hàng thú y.
- Sử dụng tới loại thuốc BROMHEXINE có tác dụng long đờm hỗ trợ gà dễ thở hơn.
- Cho gà dùng thêm EBI-ORGALYTE, VITAMIN C 15% để tăng cường đề kháng.
Biện pháp phòng bệnh gà sổ mũi hiệu quả
Nhằm hạn chế tốt nhất tình trạng gà bị sổ mũi xảy ra mọi người cần có các biện pháp để phòng bệnh được hướng dẫn sau đây:
- Đảm bảo xây dựng chuồng trại thông thoáng hợp với thời tiết trong năm.
- Chú ý trong việc xử lý chất độn và chất thải để đảm bảo tránh nguồn lây nhiễm.
- Vi khuẩn gây bệnh thông thường sẽ tồn tại trong môi trường ngoài trong thời gian ngắn 1 – 3 ngày nên việc để trống chuồng sau một thời gian để khử khuẩn khá quan trọng. Mọi người đừng vội vàng thả ngay lứa mới sau khi xuất chuồng lứa cũ.
- Chú ý trong việc chọn con giống để đảm bảo chất lượng khỏe mạnh, nhanh nhẹn tránh những con yếu sức đề kháng kém dễ mắc bệnh.