Tắm cho gà là một trong những việc mà các sư kê phải thực hiện trong quá trình nuôi gà. Nếu tắm gà đúng cách sẽ mang lại rất nhiều công dụng, cùng dagathomo tìm hiểu về cách tắm cho gà đá đúng kỹ thuật qua bài viết dưới đây.
Table of Contents
Lý do nên tắm cho gà đá
Đối với một số người mới gia nhập bộ môn đá gà thắc mắc tại sao phải tắm cho gà, trong khi đặc tính của gà là không ưa nước. Dưới đây là một số nguyên nhân bạn nên tắm cho chiến kê của mình:
- Việc tắm gà sẽ giúp làm sạch bộ lông, loại bỏ thức ăn thừa hoặc phân còn mắc trên lông.
- Tắm cho gà giúp tiêu diệt các vi khuẩn và ký sinh trùng trên da và lông gà.
- Tắm gà sau mỗi trận đấu giúp chiến kê của bạn giãn cơ, giảm mệt mỏi.
- Thường xuyên tắm gà giúp chúng dễ dàng thích nghi với môi trường và những thay đổi của thời tiết.
- Giúp chiến kê phát triển toàn diện, chắc khỏe, tăng thể lực và sức chiến đấu.
Hướng dẫn cách tắm cho gà đá cơ bản
Tắm cho gà đá là việc mà các sư kê phải thực hiện thường xuyên, những thao tác này đòi hỏi một số kỹ thuật nhất định để tránh làm gà hoảng sợ. Nếu bạn là người mới nuôi gà thì có thể áp dụng những cách tắm cho gà cơ bản dưới đây:
Cách tắm cho gà bằng nước
Cách tắm cho gà bằng nước là phương pháp được nhiều sư kê lựa chọn bởi sự đơn giản trong quá trình thực hiện. Đối với thời tiết nắng nóng của mùa hè thì việc tắm bằng nước sẽ giúp giảm thân nhiệt nhanh chóng và không bị mất nước khi tập luyện.
Cách tắm cho gà đúng cách là sư kê cần ngậm nước vào miệng và phun vào các phần đầu, cổ, dưới cánh, ức và đùi gà. Tiếp theo bạn dùng khăn mềm nhúng nước và lau lại trên toàn bộ thân gà.
Cách tắm khô cho gà đá
Đối với những ngày mưa hoặc thời tiết lạnh không thể dùng nước thì bạn có thể chọn cách tắm cho gà bằng phương pháp tắm khô. Với cách tắm cho gà bằng phương pháp này sư kê cần chuẩn bị cát khô hoặc tro bếp. Sau đó cho gà nằm vùi toàn bộ cơ thể vào đống cát hoặc tro trong 15 đến 20 phút. Khi đã đủ thời gian bạn để gà tự rũ hết tất cả cát, tro trên người xuống để làm sạch cơ thể.
Phương pháp tắm khô cho gà đá nhằm tận dụng nhiệt độ của cát hoặc tro để tiêu diệt vi khuẩn trú ẩn trên da. Đặc biệt phương pháp này không làm thay đổi đột ngột thân nhiệt nên không tiềm ẩn rủi ro cho chiến kê của bạn.
Những cách tắm gà đá từ người có kinh nghiệm
Ngoài cách tắm cho gà cơ bản thì còn có những cách tắm hiệu quả khác như:
Tắm cho gà bằng bột nghệ
Tắm nghệ hay còn gọi vô nghệ là phương pháp giúp cho gà có cơ thể săn chắc. Để thực hiện phương pháp này trước tiên sư kê cần phải tiến hành nhổ bỏ lông trên toàn thân gà. Việc làm này đòi hỏi phải có tính tỉ mỉ và cẩn thận, nếu không sẽ làm cơ thể gà bị tổn thương.
Sau khi loại bỏ toàn bộ lông trên thân gà thì bạn cần sử dụng củ nghệ xay nhuyễn để xát lên toàn bộ thân gà. Mục đích của cách tắm cho gà bằng nghệ không chỉ giúp da gà lên màu đỏ đẹp. Mà còn giúp chiến kê của bạn tăng thêm sức đề kháng, loại bỏ vi sinh vật trên da và săn chắc da cũng như cơ bắp.
Cách tắm cho gà đá bằng rượu
Loại rượu được sử dụng để tắm gà đá là rượu đế hoặc rượu gạo có nồng độ cao. Cách thực hiện cũng giống như khi tắm bằng nước, sư kê sẽ ngậm rượu trong miệng và phun lên các vị trí trên cơ thể gà. Mục đích nhằm giữ ấm cho gà khi thời tiết lạnh đồng thời cũng là cách xã thuốc sau mỗi trận chiến.
Tắm gà đá bằng nước trà xanh
Trà xanh cũng được xem là một dược liệu quý dành cho gà, trong nước trà xanh chứa nhiều vitamin giúp gà phát triển tốt, tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, nước trà còn giúp giảm đau ở những vị trí bị thương sau mỗi trận giao chiến.
Một vài lưu ý khi tắm cho gà đá cần ghi nhớ
Khi tiến hành cách tắm cho gà thì mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Thời điểm tốt nhất khi tắm gà đá là vào điều kiện nhiệt độ từ 28℃ đến 32℃.
- Không tắm gà vào mùa đông vì dễ khiến gà bị cảm lạnh và không tắm khi nhiệt độ quá cao dễ dẫn đến sốc nhiệt.
- Nếu chiến kê của bạn bị thương thì tốt nhất nên tắm rượu để sát khuẩn và giúp vết thương nhanh lành.
Kết luận
Qua bài viết trên đã cho thấy cách tắm cho gà đúng kỹ thuật sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Mỗi phương pháp tắm gà đều mang đến những lợi ích và tác dụng riêng. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho các sư kê lựa chọn được cách tắm phù hợp cho sư kê của mình.