Gà đá bị táo bón tuy không nguy hiểm như các loại bệnh khác nhưng nếu không điều trị kịp thời thì về lâu dài nó sẽ gây ra hậu quả khá nặng nề, cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Table of Contents
Gà đá bị táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng chất thải trong đường ruột bị kết dính khó đào thải ra ngoài, làm giảm tốc độ chuyển độc của ruột và ảnh hưởng đến quá trình vận hành của hệ tiêu hóa.
Gà đá bị táo bón là tình trạng xuất hiện ở những con gà nuôi với mục đích chiến đấu, chúng có biểu hiện rặn lâu không ra và xù lông để đẩy phân ra ngoài.
Nguyên nhân khiến gà đá táo bón
Việc gà đá xuất hiện tình trạng táo bón thì sẽ rơi vào một trong những nguyên nhân dưới đây:
- Ít cho gà vận động và gà luyện tập.
- Tác dụng phục của một số loại thuốc kháng sinh.
- Gà uống ít nước.
- Thiếu chất xơ từ các loại rau củ quả.
- Gà mắc hội chứng ruột kích thích.
Hậu quả của việc gà bị táo bón
Trong khoảng thời gian dài gà đá bị táo bón mà không được điều trị thì sẽ xuất hiện các hậu quả nghiêm trọng như lòi rom, tắc ruột, chậm tiêu hóa và gà có thể chết nếu như phân tích tụ trong thời gian quá dài.
Cách chữa trị cho gà đá bị táo bón dứt điểm
Để cho gà đá của mình nhanh chóng khỏi bệnh táo bón thì sư kê cần phải nhanh thực hiện cách chữa trị sau đây:
Chế độ dinh dưỡng khi gà đá táo bón
- Ngừng cho gà ăn thức ăn,nếu ăn mà không thải sẽ khiến gà tử vong nhanh chóng hơn.
- Cho gà uống Glucose K + C để tăng đường huyết, năng lượng duy trì các hoạt động cơ thể gà mà không bị tắc thêm ruột.
- Cho gà dùng men tiêu hóa để hỗ trợ hấp thu các loại thức ăn còn trong dạ dày tuyến và dạ dày cơ (diều và mề gà), nên sử dụng loại smecta dành cho con người.
- Dùng rau mồng tơi giã với muối hột rồi ép lấy nước cho gà uống, dung dịch này sẽ giúp cho gà thải phân ra nhanh hơn.
Dùng thêm thuốc bổ trợ
- Nếu điều trị như cách trên trong 2 ngày mà vẫn chưa có chuyển biến tốt thì sư kê phải tiến hành thụt hậu bằng thuốc. Dùng thuốc thụt hậu môn của trẻ em và làm theo hướng dẫn tương tự như trên bao bì.
Chăm sóc sau khi gà bắt đầu đi ngoài được
- Khi gà đã đi phân ra ngoài được thì sư kê có thể cho ăn một ít cơm, mồng tơi và khoai lang để nhuận tràng.
- Khi gà đã thải phân ra ngoài thì dùng một xi lanh xịt nhẹ nước vào phao câu để vệ sinh, loại trừ các loại vi khuẩn tích tụ trong nhiều ngày.
- Bôi một ít tinh chất lá lô hội (nha đam) vào phần lỗ đít của gà để giảm sưng và viêm sau thời gian dài rặn và co thắt liên tục.
Một số biện pháp phòng tránh táo bón ở gà
Nhằm tránh việc mất thời gian và công sức để điều trị cho gà đá bị táo bón thì sư kê có thể áp dụng các biện pháp phòng tranh như dưới đây:
- Tăng lượng chất xơ từ các loại rau củ quả.
- Hạn chế cho gà ăn thóc khô mà nên ngâm 30 phút trước khi cho ăn hoặc cho gà ăn lúa ngâm mọc mầm.
- Không chỉ cho gà luyện tập các bài tập tăng lực chiến mà còn cần cho gà luyện tập những bài tập toàn diện, kích thích hoạt động của tất cả các cơ quan và quá trình chuyển hóa.
- Bổ sung nước uống trong các máng nước, tuyệt đối không để gà thiếu nước trong khoảng thời gian dài.
- Cho ăn theo đúng giờ, không nên cho ăn sớm hoặc trễ hơn khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
- Khi cho gà uống thuốc đặc trị hay thuốc tây thì cần kết hợp bổ sung thêm vi lượng, vitamin, chất khoáng để hạn chế ảnh hưởng của thuốc.
Kết luận
Bài viết trên là tất cả thông tin về tình trạng gà đá bị táo bón mà anh em sư kê cần lưu ý. Thông qua những kiến thức này anh em có thể phòng bênh và điều trị cho chiến kê phù hợp nhất.