Cách cắt tai gà đá không chảy máu sẽ giúp gà hồi phục nhanhh chóng và không ảnh hưởng đến quá trình huấn luyện của gà. Bài viết dưới đây là cách cắt tai gà đá an toàn dành cho các sư kê.
Table of Contents
Lợi ích của việc cắt tai tích gà đá
Tai gà đá là một trong những bộ phận không phát triển từ tháng thứ 7 trở đi, tai tích giống như phần thịt dư gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như quá trình chiến đấu của chiến kê. Các kê sư thường cắt tai tích cho gà đá khi chúng dần trưởng thành.
Mục đích chính của việc cắt tai là để loại bỏ phần thịt dư thừa gây vướng víu trong sinh hoạt và chiến đấu của gà. Tai tích có thể gây ảnh hưởng đến tầm nhìn khi các chiến kê thi đấu, đồng thời cũng là mục tiêu cho đối thủ mổ và cắn. Loại bỏ phần này sẽ giúp gà giảm nguy cơ bị tấn công và ngoại hình cũng đẹp hơn.
Cách cắt tai gà đá không chảy máu
Cách cắt tai gà đá không chảy máu không có nghĩa là sẽ hoàn toàn không rơi giọt máu nào. Mà kỹ thuật này giúp hạn chế việc chảy quá nhiều máu khiến cho gà mất sức.
Để áp dụng cách này, các sư kê cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ sát khuẩn và dụng cụ sạch để cầm máu. Một điều các sư kê cần lưu ý là không nên cắt tai khi sức khoẻ của gà không tốt hoặc khi chúng chưa đủ tháng tuổi.
Dụng cụ cắt tai tích gà đá cần chuẩn bị
Dụng cụ cắt tai tích cho chiến kê có thể tìm mua ở các nhà thuốc như:
- Kéo hoặc dao lam đã tiệt trùng bằng cách ngâm nước sôi hoặc lau qua với cồn.
- Kim khâu đã tiệt trùng, nên luồn sẵn chỉ may để khi cần có thể dùng may ngay.
- Bông gòn
- Cồn 90 độ
- Nước sạch
- Băng cá nhân
- Vitamin K để cho gà uống trước khi cắt nhằm hạn chế tình trạng gà bị máu khó đông gây mất máu nhiều.
Từng bước cách cắt tai gà đá
Bạn nên cho gà uống Vitamin K rồi mới thực hiện cắt tai, các bước thực hiện như sau:
- Sư kê lấy bông y tế sạch, nhúng cồn rồi lau sạch ở tai gà vị trí cần cắt.
- Tiếp theo là ngồi trên thân mình gà và dùng chân kẹp cánh của chúng lại để tránh vùng vẫy gây vết thương sâu. 1 tay bạn vịn vào phần đầu, tai gà. Tay còn lại cầm dao hoặc kéo để thao tác. Nếu được, hãy nhờ thêm người hỗ trợ giữ gà.
- Trước khi cắt, kê sư dùng tay kéo tai gà vài cái để giãn mạch máu và máu lưu thông tốt hơn, đồng thời giúp gà quen với cơn đau kéo giãn.
- Dùng dao lam hoặc kéo bén cắt dứt khoát 1 đường để loại bỏ phần tai tích khỏi đầu gà. Kê sư xem xét vết thương xem độ rộng ra sao và mức độ chảy máu như thế nào để biết có nên khâu miệng vết thương không.
- Nếu bạn không khâu vết thương, hãy làm sạch quanh miệng vết thương bằng bông nhúng nước sạch, lau lại bằng bông tẩm cồn. Lưu ý không chạm trực tiếp bông cồn lên phần vết thương. Sau khi lau sạch vết máu, bạn dùng băng cá nhân dán lại để tránh bụi bẩn và vi khuẩn.
Nếu chiến kê khoẻ mạnh và bạn thực hiện nhát cắt nhanh gọn, tạo vết thương không sâu rộng, chúng sẽ tự lành trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên bạn vẫn phải cho gà nghỉ ngơi, không luyện tập trong từ 20 ngày đến 1 tháng. Sau 1 tháng vết thương cắt tai tích sẽ hoàn toàn hồi phục.
Một số lưu ý trong quá trình cắt tai cho gà đá
Cách cắt tai gà đá khá dễ thực hiện nhưng vẫn phải chú ý một số điều sau đây:
- Theo một số nghiên cứu thì từ tháng thứ 7 trở đi tai tích của gà sẽ không phát triển nữa. Bạn có thể cắt tai gà ở tháng tuổi thứ 7.
- Cách tốt nhất là bạn cho gà hồ hơi và hồ đòn ở tháng thứ 8, sau đó bắt đầu cắt tai cho chúng và để chúng nghỉ ngơi một lần.
- Theo kinh nghiệm của một số sư kê thì thời gian tốt nhất để cắt tai tích là khoảng 5 đến 6 giờ tối, bởi khi cắt tai xong sẽ đến giờ ngủ của gà. Chúng sẽ vào chuồng ngủ và hạn chế hoạt động mạnh khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
- Gà khi cắt tai tích xong phải được nghỉ ngơi từ 20- 30 ngày.
- Dụng cụ cắt tai gà nên được làm sạch từ trước với cồn, để tránh nhiễm trùng cho gà.
- Sau khi gà cắt tai, nên cho chúng ăn các loại đạm như thịt bò, lươn để mau hồi sức. Ngoài ra nên luộc thức ăn và cho chúng ăn cơm nóng để tiêu hoá tốt hơn.